Bảo dưỡng máy lạnh ô tô

DỊCH VỤ BẢO DƯỠNG MÁY LẠNH Ô TÔ TẠI THANH HÓA

  • Dù hệ thống điều hòa của bạn vẫn hoạt động bình thường nhưng nếu có thời gian bạn hãy đi kiểm tra và nhanh chóng chăm sóc hệ thống điều hòa của mình trước khi nó bị hỏng.
  • Rất nhiều người có thói quen chỉ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa điều hòa khi thiết bị hết ga, hỏng hóc hay gặp sự cố trên đường. Hãy biết rằng đây là một thói quen sai lầm. Vậy muốn đảm bảo hệ thống điều hòa trên xe ô tô của bạn hoạt động có hiệu quả và bền nhất, tránh được những sự cố rủi ro trên đường, hãy nên có thói quen kiểm tra bảo dưỡng định kỳ.
  • Cũng giống như các thiết bị điện máy khác, điều hòa ô tô được cấu tạo bởi các chi tiết phức tạp ở cả dàn nóng, dàn lạnh, máy nén khí, quạt gió và đường ống dẫn ga… Sau một thời gian hoạt động các chi tiết máy có thể hao mòn và tính năng giảm đi tùy theo điều kiện và tần suất sử dụng. Bởi vậy kiểm tra bảo dưỡng điều hòa định kỳ là điều vô cùng cần thiết để có thể nhanh chóng bảo dưỡng, sửa chữa hoặc điều chỉnh thay thế thiết bị kịp thời, nhằm duy trì tính năng của thiết bị, hạn chế các sự cố rủi do không đáng có trên đường đi và tăng độ bền của thiết bị.

LỊCH BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ

Nhằm đảm bảo cho việc hoạt động của hệ thống điều hòa được lâu dài và tăng độ bền của hệ thống. Xin quý khách chú ý đến việc bảo dưỡng định kỳ.



Dưới đây là lịch bảo dưỡng, thay thế các linh kiện cần thiết

Kỳ bảo dưỡng(km) 10.000 20.000 30.000 40.000 50.000 60.000 70.000 80.000 90.000 100.000
Các chi tiết
Dàn lạnh Kiểm tra Bảo dưỡng Kiểm tra Bảo dưỡng Kiểm tra
Quạt dàn lạnh Kiểm tra Bảo dưỡng Kiểm tra Bảo dưỡng Kiểm tra
Lọc gió Kiểm tra Kiểm tra Thay thế Kiểm tra Kiểm tra Thay thế Kiểm tra Kiểm tra Thay thế
Ga, dầu, phin lọc ga Kiểm tra  Thay thế Kiểm tra Thay thế
Khớp nối, đường ống Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra
Dàn nóng Kiểm tra Bảo dưỡng Kiểm tra Bảo dưỡng Kiểm tra
Bộ ly hợp Kiểm tra Kiểm tra  Kiểm tra  Kiểm tra Khuyến cáo thay thế
Rơ le nhiệt Kiểm tra Kiểm tra Kiểm tra  Kiểm tra Kiểm tra
Dây curoa Kiểm tra Kiểm tra Khuyến cáo thay thế Thay thế Kiểm tra

I. KIỂM TRA HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA Ô TÔ

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của dàn lạnh để đảm bảo các nan tỏa nhiệt làm việc hiệu quả nhất trong quá trình trao đổi nhiệt để làm lạnh, đồng thời khắc phục và hạn chế của những tác động hoặc nguy cơ tiềm ẩn khách quan làm cho dàn giảm tuổi thọ như: mọt, thủng…
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của dàn nóng để đảm bảo các nan tỏa nhiệt làm việc hiệu quả nhất trong quá trình trao đổi nhiệt.
  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của quạt dàn lạnh bằng thiết bị chuyên dụng để tránh tiêu hao điện năng (dây điện bị quá tải khi gặp sự cố) dẫn đến đứt cầu chì, hỏng rơ le, chập cháy dây dẫn và cháy lan sang các thiết bị khác.
  • Kiểm tra lọc gió. Lọc gió điều hòa quá bẩn làm giảm hiệu suất dàn lạnh, gây mùi hôi …
  • Kiểm tra lượng ga, dầu trong hệ thống bằng đồng hồ chuyên dụng để khắc phục kịp thời khi hệ thống thiếu ga, dầu nhằm tăng tính năng và độ bền của thiết bị. Nếu hệ thống bị thiếu ga, dầu hoạt động trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ của máy nén khí hoặc làm kẹt, bó ly hợp máy nén khí.
  • Kiểm tra các kết nối và ống dẫn để sớm phát hiện khắc phục hoặc khống chế việc rò rỉ ga, dầu và hỏng hóc các thiết bị khác.
  • Kiểm tra khe hở ly hợp để phát hiện và sử lý kịp thời những tiếng kêu, tiếng ồn và tránh nguy cơ hỏng các thiết bị khác như cuộn điện, mặt ly hợp, pu ly, bi, đứt dây cu roa.
  • Kiểm tra độ lạnh và hoạt động của rơ le nhiệt bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh tình trạng đóng đá dàn lạnh, mất lạnh khi chạy đường dài.
  • Kiểm tra dây curoa để tăng dây curoa (nếu cần) tránh trường hợp dây curoa bị đứt và quấn vào các thiết bị khác.

II. BẢO DƯỠNG HỆ THỐNG ĐIỀU HÒA Ô TÔ:

  • Xịt rửa bên ngoài dàn lạnh bằng máy áp lực làm cho dàn lạnh sạch sẽ giải nhiệt tốt trong quá trình làm lạnh, tránh tình trạng có mùi trong xe và các bụi bẩn ở dạng thể lỏng (Vì khi điều hòa hoạt động sinh ra nước) bám vào dàn lạnh làm cho dàn nhanh bị mọt, thủng.
  • Thông xịt đường thoát nước thải điều hòa bằng khí nén làm cho nước thải được thoát hoàn toàn ra ngoài, làm giảm nguy cơ mùi ẩm mốc và tắc đường nước thải, tràn nước ra sàn xe và các thiết bị khác. Một số trường hợp bị tràn vào mạch điện dẫn đến chập cháy thiết bị.
  • Xịt rửa bên ngoài dàn nóng bằng máy áp lực làm cho dàn nóng giải nhiệt tốt, tránh tình trạng giải nhiệt kém đẫn đến áp suất cao làm giảm độ bền của lốc và thủng ống dẫn ga, nặng máy, hao nhiên liệu.
  • Xịt rửa cánh quạt bằng máy áp lực làm cho lưu lượng gió tốt hơn, tránh tình trạng quạt gió chạy bị lệch tâm dẫn đến hỏng bi, bạc, sát cốt, hạn chế tiềng ồn.
  • Tra dầu bạc vào quạt gió làm cho quạt chạy trơn và êm, tránh tình trạng bó bạc dẫn đến om cuộn điện, chập cháy đường dây dẫn và các thiết bị khác.
  • Xịt lọc gió (nếu có) bằng máy áp lực hoặc khi nén nhằm làm tăng lưu thông lượng gió đi qua dàn, tránh tình trạng quạt bị cản gió gây tiếng ồn trong xe, các bụi bẩn làm tắc đường nước thải.
  • Kiểm tra độ kín của hệ thống điều hòa bằng áp suất
  • Hút chân không hệ thống điều hòa
  • Tăng dây curoa (nếu cần)

Post A Comment
  • Blogger Comment using Blogger
  • Facebook Comment using Facebook
  • Disqus Comment using Disqus

No comments :